Sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp ngành Thép

16/11/2016
  Theo nhận định của Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ ngày càng quyết liệt. Do đó, để tiếp tục tồn tại và phát triển cần phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh”.        

Theo nhận định của Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ ngày càng quyết liệt. Do đó, để tiếp tục tồn tại và phát triển cần phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh”.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, hiện tượng dư thừa nguồn cung thép đang diễn ra trên thế giới. Công suất của cả thế giới lên đến 2 tỷ tấn. Nhưng trong năm 2015 chỉ sản xuất 1,6 tỷ tấn do nhu cầu sụt giảm. Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh ngành thép vẫn đang tạo ra nhiều khó khăn đối với các sản phẩm thép nội địa khi chi phí sản xuất của nước này ở mức thấp hơn so với các nước còn lại.

Ngành sản xuất trong nước đang hứng chịu thiệt hại từ việc nhập khẩu gia tăng, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất phôi thép:

  • Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu gần 600 ngàn tấn phôi thép nhưng năm 2015 nhập khẩu gần 2 triệu tấn. Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 11-2015 trong 13,85 triệu tấn sắt thép các loại nhập vào VN, trị giá gần 6,79 tỉ USD thì nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm đến 61% trong tổng lượng nhập và trên 55% về tổng giá trị nhập khẩu.
  • Lượng sản xuất năm 2015 chỉ tăng hơn 1% so với năm 2014 trong khi con số này của năm trước là gần 10%. Công suất sử dụng của ngành phôi thép giảm từ gần 60% năm 2014 xuống còn dưới 50% năm 2015. Nhìn chung, công suất thực tế của ngành sản xuất trong nước mới chỉ bằng gần một nửa công suất thiết kế. Tốc độ gia tăng bán hàng năm 2015 của ngành sản xuất trong nước chỉ bằng khoảng 1/4 so với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ trong nước. Thị phần phôi thép và thép dài nhập khẩu năm 2015 đã tăng mạnh và chiếm tương ứng gần 30% và 20% trên tổng tiêu dùng trong nước, gấp 3 lần thị phần năm 2013.
  • “Những doanh nghiệp chỉ sản xuất phôi hầu như đã phải dừng lò hoặc hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động trong ngành. Trong đó, công ty thép Việt Trung (công suất 500.000 tấn/năm đã phải dừng sản xuất, có nguy cơ phải đóng cửa mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2014”.

Doanh nghiệp ngành thép cần làm gì để tăng sức cạnh tranh

  • Doanh nghiệp thép cần tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín.
  • Doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu tư kỹ lưỡng, bài bản vào các sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được như phôi dẹt, thép cuộn cán nóng, hay các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thép cơ khí chế tạo sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.
  • Doanh nghiệp đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao. Đồng ý với quan điểm của ông Sưa, ông Đăng cho rằng hiện nay năng lực sản xuất của công nghiệp thép Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước về thép xây dựng, ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu.